Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt giữ được nguyên phần mầm và bao cám, trong đó có nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng với chỉ số glycemic thấp hơn so với gạo trắng nên không gây ra việc tăng lượng đường trong máu.

Kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Harvard cho thấy những người Mỹ ăn nhiều hơn 2 khẩu phẩn gạo lứt một tuần sẽ giảm 10% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 so với những người ăn gạo lứt mỗi tháng một lần. Những người ăn gạo trắng thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng 20% so với những người ăn gạo lứt 1 lần mỗi tháng. Chỉ cần thay thế 1/3 khẩu phần gạo trắng bằng gạo lứt mỗi ngày có thể giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Một khẩu phần được tính là một nửa bát cơm.

Cơm gạo lứt đỏ mua ở đâu
Cơm gạo lứt đỏ mua ở đâu

Một cuộc nghiên cứu được công bố trên The Archives of Internal Medicine đã chỉ ra rằng gạo trắng là một trong những thủ phạm gây ra bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu năm 2007 của phụ nữ Trung Quốc ở Thượng hải cho thấy những người phụ nữ ăn một lượng lớn gạo trắng và carbonhydrate tinh chế khác có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao so với những người ăn ít.

Trường đại học Y Harvard đã phân tích việc tiêu thụ gạo trong số 36.765 người đàn ông và 57.463 người phụ nữ tham gia trong 3 nhóm độ tuổi từ 26 tới 87. Họ đã được điền vào bảng câu hỏi mức độ tiêu thụ thực phẩm khi nghiên cứu bắt đầu trong năm 1986, 1984 và 1991 sau đó thông tin được cập nhật 4 năm một lần. Họ cũng được yêu cầu cung cấp thông tin về tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc. Trong suốt quá trình nghiên cứu, hơn 10.000 người tham gia phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu thực phẩm như vậy có thể không đáng tin vì họ dựa trên các cuộc khảo sát tự báo cáo. Nhưng thực tế cho thấy rõ rằng những người ăn gạo lứt có xu hướng khỏe mạnh hơn, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn những người không ăn. Có rất nhiều cách giải thích tại sao ăn gạo lứt giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài việc có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng, gạo lứt còn chứa các chất quan trọng như Magie trong lớp vỏ cám và chất xơ giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Việc sử dụng gạo lứt hàng ngày không chỉ là ăn cơm gạo lứt nấu. Có thể rang gạo lứt lên, đun thành nước uống hoặc có thể xay ra thành bột ngũ cốc để uống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X
Liện hệ để được tư vấn
0
YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng