Bệnh tiểu đường type 2 – tùy thuộc Insulin thường xuất hiện khi đã có tuổi, những người thừa cân. Việc chữa trị đôi khi không cần đến việc tiêm insulin. Nguyên nhân của bệnh là do ăn quá nhiều chất béo, thức ăn chiên xào, ngũ cốc tinh chế.
Theo thực dưỡng Ohsawa, chữa loại bệnh này bằng cách ăn số 7 trong vòng 1 tháng, sau đó ăn theo các số thấp hơn. Việc cần thiết hơn cả là giảm cân, thay đổi cách sống, luyện tập thể dục tùy theo tình trạng cơ thể, kiểm soát cân nặng để làm nhẹ bệnh.
Khi mắc bệnh tiểu đường type 2, nên ăn các loại thức ăn sau:
– Thức ăn chính gồm có cơm gạo lứt, cơm gạo lứt + xích tiểu đậu (tỷ lệ đậu 1, gạo 5), mì lứt. Nhai thật nhỏ thành nước rồi mới nuốt.
– Thức ăn hỗ trợ gồm những loại sau:
+ Súp cà rốt nấu với ngưu báng trong vòng 35 phút
+ Cháo hồ xích tiểu đậu nếu với phổ tai (kombu), bí ngô
+ Cá chép chưng, súp cá chép (ăn lượng tăng từ từ, từ ít đến nhiều tùy tình trạng lao động hàng ngày)
+ Gỏi ép dưa leo (dưa chuột), mỗi tuần ăn 1 lần
+ Cà tím xào nấu với tương đặc (Miso), mỗi tuần ăn 1 lần
+ Trong các rau đậu ăn theo thức ăn cơ bản nên ăn thêm củ cải trắng, bí đao, bí đông, đậu hũ (làm bằng rỉ muối hột)
– Thức uống tốt cho người tiểu đường type 2
+ Nước súp rau củ, trà già 3 năm (trà bancha), trà gạo lứt bancha, cà phê ngũ cốc. Khát thì uống từng ngụm
+ Nước cháo gạo nấu với nầm sồi bằng cách nấu chung ½ chén gạo lứt với 2 tai nấm sồi, 5 chén nước, nấu chung trong 1.5 giờ cho cạn còn 3 chén, lọc qua rây lưới mịn và uống nóng mỗi lần ½ chén. Loại nước này tốt cho bệnh tiểu đường, gây đi tiểu nhiều cho người bị bệnh thận yếu
Lưu ý: Đối với người bị bệnh tiểu đường type 2 nhớ dùng ít muối, ít mặn hơn bình thường trong bữa ăn (ăn hơi nhạt)
Thức ăn tạm thời nên tránh trong thời gian đang bệnh tiểu đường type 2
Kiêng ăn là việc quan trọng giúp cơ thể dễ dàng và nhanh chóng tái lập thế quân bình đã mất, đang có khuynh hướng phát triển tệ hại ngoài tầm kiểm soát. Trong giai đoạn đầu tránh tất cả các thực phẩm gốc động vật (ngoại trừ cá chép), hải sản, các chế phẩm từ sữa (kể cả kem lạnh), nước súp thịt, rượu, thức ăn ngọt có đường, nước ngọt, dấm (dù là dấm nuôi), trà đen, cà phê.
(Theo Trần Ngọc Tài, Thương Huệ Nguyên, 2012, Cốt tủy thực dưỡng, TP HCM: NXB Thời Đại)