Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn hoàn toàn có một thai kỳ khỏe mạnh. Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

1. Ăn những bữa ăn cân bằng

Sau khi biết mình bị mắc tiểu đường thai kỳ, bạn cần gặp một chuyên gia dinh dưỡng để lên thực đơn ăn uống lành mạnh. Hãy tìm hiểu như thế nào để hạn chế lượng carbonhydrate bạn ăn, kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn hãy viết tất cả những thứ bạn ăn và theo dõi cân nặng, lượng đường trong máu. Tuy nhiên, không nên kiêng khem quá mức sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ như gạo lứt, ngô, yến mạch và các chất đạm động vật như thịt nạc, thịt bò, cá. Ngoài ra, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi ít ngọt. Không ăn thức ăn đóng hộp, nước ngọt có ga, các loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Tiều đường thai kỳ
Tiều đường thai kỳ

2. Tập thể dục thường xuyên

Hãy cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút 1 ngày và 5 ngày một tuần. Việc tập thể dục lý tưởng nhất cho bà bầu là đi bộ. Thường xuyên tập thể dục trong khi mang thai sẽ giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, để chuyển hóa lượng đường trong máu vào trong tế bào. Nếu bạn muốn tập thể dục cường độ cao, hãy hỏi ý kiến bác sỹ.

3. Theo dõi sự phát triển thường xuyên của thai nhi

Bạn kiểm tra sự phát triển của thai nhi bằng cách đi siêu âm đều đặn theo lịch của bác sỹ. Ngoài ra, bạn nên theo dõi cử động của thai nhi. Nếu thai nhi đạp ít hơn bình thường, bạn nên gặp bác sỹ.

4. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Có bệnh tiểu đường thai kỳ có nghĩa là bạn phải đến thăm khám bác sỹ thường xuyên. Bác sỹ sẽ kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu. Hãy nói với bác sỹ về những gì bạn đã ăn, thời gian ăn và trọng lượng cơ thể thay đổi như nào.

5. Dùng thuốc tiểu đường và chích insulin.

Cách đầu tiên để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là thay đổi chế độ ăn và tập thể dụng thường xuyên. Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, bạn có thể cần thuốc trị tiểu đường hoặc chích insulin. Điều này sẽ không gây tổn hại cho em bé của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X
Liện hệ để được tư vấn
0
YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng