Thải độc bằng phương pháp Thực dưỡng Ohsawa là dùng thức ăn quân bình Âm-Dương, phù hợp với trật tự tiến hóa để điều trị và ngăn chặn sự phát triển của bệnh tật.
Ăn uống để chữa bệnh có 2 cách chính là Ăn triệt để, ăn rộng và một cách phụ là nhịn ăn.
1. Ăn triệt để (còn gọi là cách ăn số 7 hoặc gạo lứt, muối mè)
Đây là cách ăn đơn giản, quân bình, dễ dàng và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, cách ăn này đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên quyết, niềm tin tuyệt đối vì có thể gây ra những phản ứng thải độc mạnh (bệnh nặng thêm) dễ làm bênh nhân hoang mang, xử lý sai lầm, từ đó gây ra những phản ứng nguy hiểm khó lường.
Thực đơn gồm:
– 100% gạo lứt. Ăn cơm gạo lứt là tốt nhất, nhưng cũng tùy theo tình hình sức khỏe và khả năng nhai nuốt của người bệnh để thay bằng cháo gạo lứt, bột gạo lứt, hoặc gạo lứt rang. Ăn cùng với muối mè (muối vừng) và tương (tương đặc, tương nước, tương rang, khi dùng tương thì bớt muối).
– Nước uống: Nước lọc đun sôi, nước trà gạo lứt rang, nước trà già Bancha hoặc một số loại trà đặc trị như:
+ Trà củ sen: trị bệnh đường hô hấp
+ Trà ngải cứu: trị giun sán và các bệnh về máu
+ Trà bồ công anh: trị các bệnh u bướu
Chú ý: Chỉ nên uống dưới ½ lít nước. Nếu trời nóng bức có thể uống 2/3 lít nước
Để dễ dàng hơn , bệnh nhân có thể ăn 90% gạo lứt, muối mè, tương và 10% thức ăn phụ (nhất là món đặt trị) ví dụ như:
+ Bệnh tiểu đường có thể dùng thêm bí đỏ và đậu đỏ
+ Bệnh đường hô hấp dùng thêm củ sen
+ Bệnh thiếu máu dùng xà lách non
+ Bệnh bướu cổ dùng rau câu
+ Bệnh gan dùng rau má…
Lưu ý: Khi ăn theo thực đơn này, không được dùng thêm bất kỳ kỹ thuật y khoa như hóa trị, xạ trị và bất cứ loại thuốc men nào ngoài những món ăn thức uống quy định.
2. Ăn nới rộng (ăn dưỡng sinh) phòng và chữa bệnh
Để dễ dàng cho việc ăn uống dưỡng sinh, ta có thể dựa vào hai mẫu thực đơn sau
– Có thịt cá (ăn mặn): 50% gạo lứt, 5% đậu hạt, 30% rau củ và rong biển, 5% thịt cá, 10% trái cây và món tráng miệng.
– Toàn thảo mộc (ăn chay): 50% gạo lứt, 10% đậu hạt, 35% rau củ và rong biển, 5% trái cây và món tráng miệng.
Gia vị: Muối mè, tương, mắm, dầu…
Nước uống: vừa đủ giải khát
Đây không phải là công thức cố định mà chỉ là thực đơn mẫu, nghĩa là có thể điều chỉnh nghiêng về Âm hoặc nghiêng về Dương hơn theo nguyên tắc quân bình Âm – Dương. Lúc đầu chưa nắm được nguyên lý này, bạn có thể áp dụng theo tỷ lệ trên đây, qua thời gian nghiên cứu phương pháp thực dưỡng Ohsawa và tự theo dõi những biến chuyển của cơ thể trong khi thực hành, bạn sẽ tìm ra phương thức ăn uống phù hợp cho mình.
Có thể chia khẩu phần ăn hàng ngày thành 2-3 hoặc 4 bữa, nhưng nhớ đừng bao giờ ăn quá no. Nên rời bàn ăn khi bụng đã lưng lửng. Một thức ăn dù tốt đến đâu đi chăng nữa, nếu làm dụng cũng có hại.
Cần tránh: Các thứ thịnh dương hoặc thịnh âm như đường, cà, măng, nấm, trái cây và thực phẩm gốc động vật (trừ trường hợp đặc biệt).
Ưu điểm: Cách ăn này dễ áp dụng hơn cách ăn số 7, thường dùng cho những bệnh nhân mãn tính hoặc đã trải qua kỹ thuật trị liệu nặng nề như xạ trị, hóa trị (để tránh sự thay đổi đột ngột gây phản ứng mạnh cho cơ thể)
Cũng có thể ăn theo cách này trong lúc còn điều trị bằng chiếu xạ, thuốc men (ngoài những món ăn Thực dưỡng quy định) để tăng sức chống chịu tác dụng do những kỹ thuật y khoa hoặc thuốc men gây ra
Nhược điểm: Thời gian trị bệnh lâu
3. Nhịn ăn
Nhịn ăn hay “tuyệt thực” thường có tác dụng mạnh và nhanh nhất
Tuy nhiên, nếu áp dụng sai sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, chỉ nên nhịn ăn khi thấy thật cần thiết và nên nhờ người có kinh nghiệm theo dõi chăm sóc cẩn thận. Cần nhớ nhịn ăn theo phương pháp Thực dưỡng chỉ được uống nước lã nấu chín để ấm bằng thân nhiệt 37 độ C (cũng có thể uống trà gạo lứt rang nhưng tác dụng sẽ yếu hơn), và khi ăn lại phải cẩn thận, nhất là sau thời gian nhịn ăn lâu dài.
Ví dụ, một hai ngày đầu chấm dứt nhịn ăn nên chỉ uống trà gạo lứt rang, ngày sau ăn cháo tán, sau đó ăn cháo gạo lứt, khi dạ dày hoạt động hoàn toàn bình thường mới ăn cơm.
Thay vì nhịn ăn ngay, bệnh nhân có thể giảm từ từ, thí dụ ngày đầu ăn cháo gạo lứt, ngày thứ 2 bớt lượng cháo, ngày thứ 3 uống nước cháo loãng, ngày thứ 4 khởi sự nhịn hoàn toàn.
Cần lưu lý là không nên nhịn ăn khi người quá yếu hoặc nhịn ăn quá lâu vì có thể làm suy kiệt sinh lực, khó phục hồi (nhất là trong trường hợp ung thư, dù u bướu có tiêu bớt).
(Trích: Anh Minh Ngô Thành Nhân, Phòng và trị bệnh theo Phương pháp Ohsawa, 2006, NXB Đà Nẵng)